Bệnh nền và những hậu quả nặng nề do Covid-19

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một danh sách những người có nguy cơ cao nhất do các tình trạng rối loạn sức khỏe đã có từ trước, thường gọi là có tiền sử bệnh nền hay bệnh không lây nhiễm.

Đây chính là nỗi lực cần thiết để bảo vệ người dân trước những hậu quả nặng nề do lây nhiễm Covid-19 gây ra. Ban đầu, dường như tập trung vào những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh nặng do cúm, bao gồm cả người già và người mắc bệnh phổi mạn tính, nhưng hiện nay nhóm bệnh nền hay bệnh không lây nhiễm đã mở rộng hơn.

Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên

Bệnh nền và những hậu quả nặng nề do Covid-19

Theo CDC, 8 trong số 10 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ từ COVID-19 là ở người lớn từ 65 tuổi trở lên. Nguy cơ tử vong tăng theo tuổi tác. CDC ước tính 10 – 27% người từ 85 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong nếu họ bị nhiễm COVID-19, trong đó 70% phải nhập viện và 27% cần được chăm sóc đặc biệt. Khoảng 31 – 59% số người từ 65 – 84 tuổi sẽ phải nhập viện nếu mắc COVID-19 và 4 – 11% sẽ cần được chăm sóc đặc biệt.

Người cao tuổi dễ mắc và tử vong cao hơn do COVID-19 do:

Giảm sút chức năng miễn dịch theo tuổi tác, nên khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường kém đi.
Phản ứng viêm: hệ thống miễn dịch của người cao tuổi thường bị suy yếu, nên có xu hướng phản ứng quá mức với tình trạng viêm trong nỗ lực kiềm chế nhiễm trùng. Mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Dễ biến chứng: người lớn tuổi thường có tình trạng đa bệnh lý có sẵn, nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng có thể gây biến chứng bệnh tim, thận hoặc gan có sẵn trước đó.

Chức năng phổi giảm: phổi mất phần lớn tính đàn hồi theo tuổi tác, vì vậy khả năng duy trì nhịp thở và thông khí kém hiệu quả. Nếu kèm viêm phổi tiến triển dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp.

Người bệnh phổi mạn tính

COVID-19 là một loại virus đường hô hấp gắn vào các tế bào thông qua các protein được gọi là thụ thể ACE2. Các thụ thể ACE2 tồn tại với mật độ cao ở mũi, khí quản và đường hô hấp, nơi virus có thể xâm nhập gây bệnh. Nhưng ở một số người, virus có thể di chuyển sâu hơn vào phổi đến phế nang nơi các thụ thể ACE2 cũng có mật độ lớn, gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng (ARDS) và có khả năng đe dọa tính mạng.

Bệnh nền và những hậu quả nặng nề do Covid-19

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những người mắc bệnh phổi mạn tính được coi là có nguy cơ cao mắc COVID-19. Bao gồm các tình trạng bệnh lý hô hấp sẵn có như: Hen suyễn; Giãn phế quản; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng; Xơ phổi và các bệnh phổi kẽ khác.

Nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh hô hấp liên quan: COPD và bệnh phổi kẽ được đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi. Điều này có thể làm giảm khả năng tự thở của một người nếu nhiễm trùng xảy ra; Hen suyễn không gây ra xơ hóa, nhưng nhiễm trùng có thể gây ra một cuộc tấn công nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém; Giãn phế quản có liên quan đến việc sản xuất chất nhầy dư thừa. Nếu viêm phổi phát triển do COVID-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Người suy giảm miễn dịch

Những người bị suy giảm miễn dịch là những người có hệ thống miễn dịch yếu, khiến họ không có khả năng chống lại nhiễm trùng. Việc mất khả năng miễn dịch không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh nặng.

Suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đặc trưng ở những nhóm người sau: Người nhiễm HIV; Người trải qua hóa trị và xạ trị ung thư; Người nhận ghép tạng, những người cần dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để ngăn ngừa thải ghép tạng; Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, thường liên quan đến khiếm khuyết di truyền.

Bệnh nền và những hậu quả nặng nề do Covid-19

Người bệnh tim mạch

Các hệ thống hô hấp và tim mạch vốn đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Oxy được nhận từ phổi đều được tim và hệ thống tuần hoàn phân tán khắp cơ thể. Khi nhiễm trùng đường hô hấp làm hạn chế lượng không khí đi vào phổi, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể.

Ở những người đã mắc bệnh tim mạch từ trước, tăng gánh cho tim không chỉ làm tăng mức độ nghiêm trọng của huyết áp cao mà còn có khả năng làm bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Theo một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2020 đăng tải trên JAMA Cardiology với 187 người nhập viện vì COVID-19, gần 28% đã trải qua một biến cố mạch vành. Những người có biến cố tim có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người không có biến cố tim (13,3% so với 7,6%). Hơn nữa, những người mắc bệnh tim từ trước có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp ba lần so với những người không có bệnh tim từ trước (37,5% so với 7,6%).

Người bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường typ 1 và 2 đều gây ra sự gia tăng bất thường lượng đường trong máu nếu không được kiểm soát. Mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu là lý do chính tại sao một số người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng mắc COVID-19 và gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn.

Tăng đường huyết mạn tính có thể dẫn đến một tình trạng gọi là nhiễm toan, trong đó các axit được gọi là ketone làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính. Và kết quả làm tăng khả năng bị lây nhiễm bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là khi phải đối mặt với một loại virus mới như COVID-19.

Theo một nghiên cứu tháng 3/2020 được công bố trên JAMA với 72.314 người mắc COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong tăng gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
Người bệnh gan

COVID-19 có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn từ trước, bằng chứng là có tăng men gan, đặc biệt là aminotransferase – một dấu hiệu của viêm gan và làm xấu đi bệnh gan, bao gồm các bệnh gan do virus.
Một số chuyên gia cho rằng nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị COVID-19 gây hại cho tế bào gan.

Người bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính (CKD) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở những người mắc COVID-19. Nguy cơ tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh, những người chạy thận có nguy cơ cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *